TEX

123

Đăng tải tại 01.Tin văn nghệ | Bình luận về bài viết này

Phùng Gia Lộc và Nguyên Ngọc

ĐÕ NGỌC THỐNG

Trong hình ảnh có thể có: Thạch Qùy, đang cười, cận cảnh

Thế là đúng 30 năm tính từ khi bài kí “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (1988) của Phùng Gia Lộc (PGL) xuất hiện trên tờ Văn nghệ. Ngày ấy nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Ngày ấy báo Văn nghệ bán chạy như tôm tươi. Ngày ấy bạn đọc hồi hộp chờ từng giờ, từng ngày đón đợi báo ra để…. đọc. Ngày ấy đã xa rồi, bao giờ báo Văn nghệ lại được như… ngày ấy.

Ngày ấy tôi dạy lớp chuyên văn trường Lam Sơn. Tôi quen PGL bắt đầu từ cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở Thanh Hóa, sau đó mới là văn chương. Văn chương của anh Lộc cũng bắt đầu từ chống tiêu cực ở huyện Thọ Xuân, nơi có di tích Lam Kinh nổi tiếng.

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 02.Diễn đàn, 03.Chuyện làng văn | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

Tâm sự vô lối của kẻ vô lối từ trường Viết văn Nguyễn Du

Vũ Gia Hà

Vũ Gia Hà

Tôi viết những dòng này gửi đến các bạn có ý muốn theo đuổi văn chương, báo chí. Những tâm sự này, tôi viết khi chuẩn bị ra trường vào hồi tháng 6 năm 2013, được cả lớp giao trọng trách, để nói lên tiếng nói của những sinh viên viết văn trước ngưỡng cửa cuộc đời. Và tôi đã đọc trước lớp, trước các thầy cô – những tên tuổi của văn đàn Việt Nam đương đại.
Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 03.Chuyện làng văn, 04.Sự kiện và đối thoại | Thẻ | Bình luận về bài viết này

DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU

Nguyễn Đức Tùng

Trong khi chúng ta quay đi, thế giới thay đổi. Những liên kết nhảy vọt trong thơ Dương Tường tạo ra các ảo ảnh. Đó là chuyển động nhanh từ một hình ảnh này đến hình ảnh khác; hai hình ảnh, rời nhau, và khoảng cách giữa chúng, tập hợp ba ấy tạo ra nội dung mới và ý tưởng mới.

Dương Tường, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên,

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 05.Phê bình-lý luận | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

LỜI BẠT NHẠC SĨ NGUYỄN VIỆT ĐỨC

PGS. TS. Nhạc sĩ NGUYỄN VIỆT ĐỨC

NGUYỄN TRỌNG TẠO

  1. Nói đến Nguyễn Việt Đức là nhớ đến một nhạc sĩ thời đương đại, thời của chúng tôi. Hồi những năm 80 thế kỷ trước, cái người bộ đội Phòng không – Không quân yêu văn nghệ có thể trở thành người sinh viên sáng tác âm nhạc từ trung cấp lên đại học, rồi thành thầy giáo… Thời ấy, đời sống khó khăn nhưng Nguyễn Việt Đức cứ lăn vào học. Lăn vào đủ thứ. Từ những bài học âm nhạc mo-duya đến thủ pháp sáng tác, từ bài báo văn nghệ đời sống đến thuyết minh trận bóng đá… Và những ly rượu đam mê điệu nhạc với bạn bè trong tối sáng.

Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 05.Phê bình-lý luận, 09.Âm nhạc CD, 12.Tư liệu, 16.Bài báo | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam

THẠCH CẦM

Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam
Phần I : Ngâm Thơ

I.                   Xuất xứ từ “ngâm ” và những cụm từ liên quang “ngâm nga, ngâm vịnh, ngâm thơ “.
1.     Ngâm –  là từ Hán Việt. Có nghĩa 1(động từ / danh từ): rên rỉ, than thở; nghĩa 2: Từ ghép thường kèm sau đề tựa của một tác thơ.
Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 02.Diễn đàn, 03.Chuyện làng văn, 04.Sự kiện và đối thoại | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

TÍNH ĐẶC SẮC CỦA ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG HUẾ

NGUYỄN TRỌNG TẠO – VIỆT ĐỨC

NTT – Hơn 26 năm trước, có một cuộc hội thảo về Di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế do UNESCO tổ chức tại Huế. Nhận lời mời của bà Giám đốc UNESCO, tôi và nhạc sĩ Việt Đức đã tham gia với bản tham luận về Âm nhạc truyền thống Huế. Bản tham luận nhận được nhiều sự chia sẻ của các đại biểu trong nước và nước ngoài. Dưới đây là bản tóm tắt tham luận, xin giới thiệu cùng bạn.
Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 02.Diễn đàn, 05.Phê bình-lý luận, 09.Âm nhạc CD | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

Trần Tiến âm nhạc là ngẫu hứng

Trần Tiến và Lập

HỒ VŨ KHÁNH LINH

Âm nhạc là cuộc sống

Âm nhạc xuất phát từ cuộc sống, để rồi quay về phục vụ cuộc sống. Âm nhạc từ buổi sơ khai là những âm thanh độc đáo mà giản dị bật ra từ đời thường. Theo dòng thời gian, âm nhạc dần phát triển, trau chuốt và đạt đến đỉnh của 2 chữ “nghệ thuật”. Mỗi nhà sáng tạo nghệ thuật là một nghệ sĩ, tự đi tìm một cách thể hiện riêng, cách sống riêng với niềm đam mê của mình. Xuất phát của niềm đam mê rất khác nhau, nhưng đích đến thì chỉ có một: phục vụ cuộc sống.  Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 02.Diễn đàn, 03.Chuyện làng văn, 09.Âm nhạc CD | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

ĐÊM NHẠC NGUYỄN TRỌNG TẠO VỚI GIÁNG SON “CỎ VÀ MƯA”

Nhạc sĩ Giáng Son trong Đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo tại thành phố Vinh.

NGUYỄN TRUNG HỢI

Nhà thơ, nhạc sĩ đa tài, đa tình Nguyễn Trọng Tạo, người con của quê hương xứ Nghệ, có thể nói anh là một người rất hiếm của Việt Nam vừa nhà thơ, vừa là nhạc sĩ.

Đêm 10/8/2018 vừa qua, những đứa con tinh thần của anh “Làng Quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Đôi mắt đò ngang”, “Nghe biển ru đêm”, “Con dế buồn”, và 2 bài thơ của anh được phổ nhạc là “Cỏ và mưa”, “Một dại khờ, một tôi”, v v… đã được trình diễn tại quê hương. Hai mươi ca khúc chọn lọc đã được nhiều ca sĩ tên tuổi như NSND Thanh Hoa, Trọng Tấn, Anh Thơ, Lê Anh Dũng, Phương Anh, Phương Thanh… nhóm Con gái, nhóm Dòng thời gian… Đã đem đến cho khán giả xứ Nghệ một bữa tiệc âm nhạc hoành tráng. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 01.Tin văn nghệ, 03.Chuyện làng văn, 14.Thư giãn, 16.Bài báo | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

Nguyễn Trọng Tạo lại hát khúc sông quê

Nguyen Trong Tao – Ảnh Nguyễn Đình Toán, 1997

NGUYỄN THỤY KHA
(Người Lao Động, 05/08/18 04:00 GMT+71)

Một việc ngỡ không thể ở một người vừa bị đột quỵ đúng nửa năm trời lại trở thành có thể: Tạo lại khởi sự một đêm thơ nhạc của mình tại Vinh, mang tên ‘Khúc hát sông quê’ vào 20 giờ ngày 10-8 tới.

Tôi gặp Nguyễn Trọng Tạo đầu đông năm 1978 tại Trại sáng tác Quân đội đóng ở làng Khương Hạ. Khi ấy, bài thơ “Hát ru em bé Campuchia” của Tạo được tôi phổ nhạc vừa thu thanh qua giọng hát Kim Oanh để mở đầu băng nhạc (nói về sự diệt chủng của nhóm cầm quyền Pol Pot) của Việt Nam gửi tới Liên Hiệp Quốc. Gặp nhau, thấy đều mê thơ và nhạc, thế là thân nhau. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại 03.Chuyện làng văn, 16.Bài báo | Thẻ , | Bình luận về bài viết này